Sáng kiến của một cậu học sinh Mỹ có thể tiết kiệm hàng trăm triệu $ trong việc in ấn

Tình cờ tôi đọc được một bài viết ở link này http://edition.cnn.com/2014/03/27/living/student-money-saving-typeface-garamond-schools/index.html

Nghiên cứu và quan sát của cậu học sinh tên Suvir Mirchandani này rất tuyệt, mục đích của của nghiên cứu này là làm sao tiết kiệm được chi phí in ấn. Trước đây các ý tưởng khác đều liên quan đến giảm chi phí về giấy để in, người ta cũng thực hiện in văn bản trên cả hai mặt giấy để tiết kiệm chi phí và tài nguyên môi trường, các ý tưởng này đều ổn nhưng có một thực tế chi phí mực in lớn hơn nhiều lần so với giấy. Nếu việc tiết kiệm xuất phát từ mục in thì sẽ giảm chi phí đáng kể, đây cũng chính là ý tưởng chính của cậu học sinh này.


Phương pháp thí nghiệm để chứng minh hiệu quả của ý tưởng cũng khá đơn giản! Đầu tiên cậu bé tính toán lượng mực in dành cho các kí tự trong các phông chữ khác nhau gồm Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans bằng chương trình APFill - Ink and Toner Coverage Calculator. Kế đến cậu ấy thực hiện in số lượng lớn các tài liệu với từng phông chữ và thực hiện cân nó trong vài lần và thống kê lại kết quả.

Sau khi phân tích kết quả thí nghiệm, Suvir đưa đến kết luận là phông chữ Garamond có nét chữ mỏng hơn và như vậy có thể giảm 24% chi phí mực in, ước tính tiết kiệm đựơc cho ngôi trường của cậu ấy 21.000 đô-la một năm.

Sau khi được sự khuyến khích của giáo viên, Suvir đã công bố sáng kiến của mình lên tạp chí Journal for Emerging Investigators (JEI) -  đây là tạp chí dành cho các nhà khoa học trẻ ở bậc giáo dục Trung học ở Mỹ. Bài báo của Suvir được đánh giá rất cao vì tính thực tế của ý tưởng, các kết quả phân tích cho thấy nếu được áp dụng rộng rãi thì việc thay đổi phông chữ này sẽ tiết kiệm được hàng trăm triệu đô-la mỗi năm. Mặc dù để đạt được điều này sẽ phải giải quyết một vấn đề là thay đổi thói quen về soạn thảo văn bản của mọi người nhưng Suvir tin là trong tương lai người ta sẽ chú ý đến nghiên cứu của mình hơn.

Quả thật là quan sát và thí nghiệm của Suvir rất tinh tế phải không các bạn, trong công việc thường ngày thình thoảng mọi người có thực hiện vài chi tiết nhỏ để tối ưu thêm phần nào chi phí cũng như thời gian, đôi khi việc này là thói quen hoặc do logic tự nhiên trong lúc hành động, có khả năng những điều này áp dụng rộng rãi hơn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn mà mình chưa nhìn thấy được. Lý do vì sao mình chưa nhìn thấy được? Đơn giản vì trong khoảnh khắc đó mình chỉ muốn làm tốt công việc của mình và không suy nghĩ là mình đang nghiên cứu khoa học :P

Từ nay tôi sẽ chú ý hơn tới những điều này, hi vọng tương lai không xa sẽ thay đổi thế giới bằng ý tưởng của mình. :D

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CVE-2019-12839: Lỗ hổng thực thi mã lệnh tùy ý trên OrangeHRM CMS

[Steganography] Kỹ thuật che dấu thông tin - Phần 2

[Steganography] Kỹ thuật che dấu thông tin - Phần 1